Thư Ngõ

Chào quý bạn,

Sau một loạt bài nhận xét của trụ trì Tibu và thành viên (Chủ đề này đã bị Tibu xóa trên hoasentrenda) về Chánh-hay-Tà trên diễn đàn hoasentrenda, chúng tôi mượn bài viết này như một sự trả lời tới hoasentrenda và vừa làm sáng tỏ thêm về trụ trì Tibu.

Như quý bạn đã biết, trụ trì Tibu tự xưng là người đã tu xong, là người đạt được Thần Thông, thấu hiểu, và thấy rõ nhiều chuyện trên trời dưới đất.  Thế nhưng, việc đầu tiên trụ trì Tibu khẳng định về chanhhayta.com là một thành viên từ nhóm CTR, một nhóm tu tập theo sự hướng dẫn của Cư Sĩ Anh Sơn được Tibu gọi là A La Hán Độc Giác Phật.  Sự khẳng định này chỉ làm trò cười cho nhóm CTR, và thêm một lần nữa khẳng định sự hồ đồ và Thần Thông dỏm của Tibu.  Chúng tôi cũng xin gởi lời xin lỗi đến nhóm CTR nếu quý bạn có ghé qua trang nhà, vì chúng tôi mà quý bạn thêm một lần nữa bị Tibu khích bác.  Sự chỉ trích và biện minh của Tibu chỉ càng lộ thêm cá tính thích phán và thiếu logic minh bạch của bậc Đạo Sư đứng đầu thế giới.  Một trong những điểm thường thấy ở hoasentrenda là trụ trì Tibu hay dạy thành viên sửa đổi tánh tình.  Theo chúng tôi, người nên sửa đổi tánh tình nhiều nhất nên là trụ trì Tibu.

Như đã tỏ bày trong lời giới thiệu, chúng tôi từng theo tu học với trụ trì Tibu và đã may mắn thoát ra khỏi hoasentrenda.  Vì không chấp nhận những sự bất công trước những kẻ lợi dụng Tôn Giáo gây đau khổ cho người khác, chúng tôi lập ra trang này mang đến quý đọc giả những dẫn chứng cụ thể và chứng minh Tibu và hoasentrenda không thuộc về Chánh Pháp Phật Giáo.  Chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho quý bạn những thông tin mà các bạn có thể kiểm chứng được, còn việc chúng tôi biết và nghe về Tibu nhiều hơn những gì chúng tôi trình bày trên trang web này.  Chúng tôi không hy vọng sẽ thay đổi được các thành viên hoasentrenda, nhưng chúng tôi sẽ đánh lên một tiếng chuông hy vọng đánh thức được ai đó đang bị lôi cuốn trong cơn ảo mộng về hoasentrenda.  Bất cứ lúc nào, các bạn đều có thể quay lại đây để đối chiếu những gì các bạn nghi ngờ về Tibu và hoasentrenda.  Thời gian sẽ giúp các bạn có câu trả lời và chúng tôi tận đáy lòng mong rằng quý bạn và gia đình không rơi vào những sự đau khổ do tin lầm Tà Pháp Ngoại Đạo.

Đầu tiên, chúng tôi xin có đôi lời với bạn Brightmoon, một vị Phật Mẫu Chuẩn Đề hoasentrenda, khi cho rằng chúng tôi là những kẻ Sân Hận, Ganh Ghét, và phá phách hoasentrenda.  Bạn đã đọc hết những bài viết trên trang nhà này chưa và bạn thấy chúng tôi có nói điều gì sai sự thật không?  Mục đích của chúng tôi không ngoài phơi bày những sự thật tai hại của pháp môn hoasentrenda.  Bằng chứng đã có vài gia đình lâm vào đau khổ khi tu tập theo trụ trì Tibu.  Chúng tôi không làm trang web này để phá chén cơm của Tibu và các bạn.  Chúng tôi làm vì chúng tôi có trái tim, một trái tim không vô cảm trước những điều sai trái, không đồng lõa với những sự gian tà xảo trá.  Nếu chúng tôi giống như bạn là cứ im lặng làm chuyện của chúng tôi thì còn bao nhiêu gia đình nữa có khả năng rơi vào con đường đau khổ.  Chúng tôi không vô cảm và càng không im lặng quay lưng trước những thế lực tà pháp.  Và không như bạn phê phán, chúng tôi là những người không thẹn với lương tâm và luôn tự hào về Tâm Chánh của chúng tôi và vẫn tiếp tục cố gắng trao dồi Lương Tâm và Tâm Thức.  Có lẽ vì điều này đã giúp chúng tôi vượt qua được trụ trì Tibu và hoasentrenda. 

Còn bạn thì sao Brightmoon?  Bạn có bao giờ bình tâm suy xét lại những gì bạn đang chứng đắc, những gì trụ trì Tibu phong cho bạn là Thánh A Na Hàm và Phật Mẫu Chuẩn Đề, có thật sự đúng với khả năng và tâm thức của bạn không, hay bạn vẫn còn sống trong Tưởng Thức u mê nên vẫn chưa phân biệt đâu là đúng sai đâu là Chánh Tà?  Với trình độ của bạn, việc sử dụng Ngũ Thông là một chuyện dễ dàng như Thiên Nhĩ Thông, Thiên Nhãn Thông, Thần Túc Thông, v.v...  Bạn hãy tự kiểm chứng xem bạn có thể làm được một vài chuyện Thần Túc Thông một cách rõ ràng trong thế giới thực tế không?  Nếu bạn làm không được thì nên tự trọng xóa sổ hoasentrenda và không nên tạo thêm Ác Nghiệp mà phải thọ lảnh quả Khổ ở kiếp tương lai.

Một số thành viên hoasentrenda khác cho rằng chúng tôi phí công sức và tiền bạc vô ích khi làm trang web này.  Thưa bạn, tiền bạc và công sức của chúng tôi chỉ là một hạt bụi so với những tai nạn và đau khổ của những gia đình gặp phải những điều bất hạnh khi tin lầm vào Tà Pháp Ngoại Đạo.  Chúng tôi rất tự hào khi là một hạt bụi trong mắt các bạn.  Hy vọng rằng khi các bạn dụi mắt vì hạt bụi Chánh-hay-Tà, các bạn có thể thấy rõ hơn những sự thật về Tibu và hoasentrenda.

Trải qua bao nhiêu năm từ khi Phật Thích Ca nhập diệt, sự lẫn lộn giữa Nguyên Thủy và Đại Thừa đã làm Kinh Sách sai lệch không ít.  Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh Tập 1, Đức Phật ăn nấm độc rồi bệnh chết, nhưng cũng có một số giả thuyết khác nhau về cái chết của Đức Phật.  Theo Hòa Thượng Thích Thông Lạc, Phật ăn nấm độc là một chi tiết không đúng sự thật:  http://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/193-tsdpbnd Chúng tôi xin đưa ra hai điều mâu thuẩn qua cách trình bày của trụ trì Tibu:

  • Trụ trì tự biết bản thân không làm chủ được bệnh tật.
  • Nhưng trong Tập Tin 2, Tibu lại bàn rằng: "người tu xong rồi, nếu muốn họ có thể... chiến thắng Sanh, Già, Bệnh, Chết".  Có nghĩa là trụ trì Tibu tự nói bản thân chưa tu xong?

Như chúng tôi nhận xét ở những bài trước, phương pháp hoasentrenda là phương pháp Ức Chế Ý Thức và phát triển Tưởng Thức nên người tập có thể đạt những khả năng Tưởng và đồng thời cũng mang theo những bệnh Tưởng.  Điều này không lạ khi Nhí có những khả năng thấy được vài chuyện tương lai như Nhí có nói sẽ bị bệnh trong thời gian gần.  Tưởng Thức của Nhí mạnh hơn những người trưởng thành ở hoasentrenda nên mặc dù thấy được như vậy nhưng Nhí vẫn không biết tại sao.  Theo Thầy Thông Lạc, những người tập theo con đường này, nhân quả sẽ thành những đồng bóng ở kiếp tương lai.

Theo Kinh sách, Chánh định là vượt lên trên Dục Giới, là nơi không có đàn ông đàn bà, thì rất vô lý khi hoasentrenda lại thích đi vào những cảnh này cảnh nọ, gặp Phật ông, Phật bà.  Do vậy, Thiền Nguyên Thủy không có những cảnh giới siêu hình, chỉ do Kinh sách Đại Thừa Made in China vẻ ra để thỏa mản những khát khao của con người.  Vô tình chỉ làm tăng trưởng Tham Sân Si.

Nếu quý bạn để ý, qua các bài viết của Tibu và cư sĩ gạo cội hoasentrenda, họ hay tìm ra một vài điểm nhấn nhá nào đó hoặc những lý luận phân tích gãi ngứa cuộc đời phù hợp với tình đời tình người làm cho các thành viên thấy hợp lý nên trầm trồ khen hay, nhưng nhìn kỹ lại thì đa phần là những chuyện đời mang tính thị phi, lý lẽ cuộc đời, chẳng mang được nhiều tính chất đạo pháp và tu học Phật Pháp.

Bên trên là những điểm chúng tôi muốn có sự trả lời với hoasentrenda và quý đọc giả. Chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ gióng lên tiếng chuông.  Chuyện còn lại là các bạn tự thắp đuốc lên và tự soi sáng cho các bạn.  Những câu chuyện vẫn còn rải rác trên hoasentrenda và những con người thật như Cư Sĩ Anh Sơn và Ba Danh vẫn còn đó.  Các bạn có thể tìm những vị này và hỏi xem Tibu có phải là một bậc Đắc Đạo không?  Nếu mai này, các bạn thấy rõ Tibu và hoasentrenda không phải là Pháp Môn Phật Pháp Chân Chánh, mong rằng các bạn nên đứng ra vạch rõ sự thật giúp nhau giữ vững ngọn lửa Chánh Pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni.  Xin kính chào và chúc quý bạn nhận rõ Chánh Tà.


Chánh-hay-Tà


29 nhận xét:

  1. Thưa quí vị!
    Tôi đã nghiên cứu kĩ cách atcnđtm của hstd,mới xem qua thì rất giống thanh tịnh đạo,nhưng xem kĩ thì có sai lầm nghiêm trọng trong atcnđtm.Nếu tuân theo chính xác phương pháp này thì sẽ không đi đến đâu và có thể bị điên loạn do tưởng dục giới.nếu may mắn lạc đường thì có thể lạc sang phương pháp của thanh tịnh đạo nhưng khả năng này rất khó.
    Không rõ thầy tibu cố tình viết sai phương pháp atcnđtm hay là thầy cho như vậy là đúng?
    Xét về cách thể hiện của thầy trên đạo tràng hstd theo quan điểm của các vị đã đắc đạo thì thầy tibu có phần tà đạo hơn những người bình thường không tu tập.
    Tôi viết ra những điều này không vì ý thích cá nhân mà là cảnh tỉnh cho quí vị có mong muốn tu tập chính pháp cẩn thận trước khi chọn lựa pháp tu tập để khỏi uổng phí đời mình.
    Chúc quí vị an lành !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. phương pháp này Gần giống Thanh Hải Vô Thượng Sư, thực chất bản chất lại giống Đạo mormon. HSTĐ có rất nhiều thế lực vô hình và hữu hình tham gia. Đây là 1 cuộc phô diễn để mọi người nhận ra Tâm của con người trong thời kỳ mạt phâp

      Xóa
    2. Các bạn ơi Thầy và Các Bồ Tát của các bạn đã đi rồi, giờ đây chỉ còn là thân xác để thể hiện ra tâm của đa số những người đang cố tu mù. bringmoon hay TiBu giờ chỉ là " người phát ngôn"...

      Xóa
    3. Điều mình bất bình với cái tập thể hay vs những người trụ trì HSTĐ này là mình là người tu theo HSTĐ và niệm Phật. Sau khi chứng nghiệm những kinh nghiệm tâm linh như những tiền nhân (ví dụ như : cảm ứng niệm Phật, hay niệm Phật Diệu âm.) Đó chinh là tâm đồng với cảnh giới thì chứng nhận được. nhưng khi trình bày lên HSTĐ thì chỉ nhận được là sám hối ( trong tình trạng đang hết sức thì lại bắt chạy 100m)

      Xóa
  2. Khi Thái Tử Tất Đạt Đa chạy trốn khỏi hoàng cung, Ngài đã tìm học hai vị Bà La Môn nổi tiếng thời đó và chứng đạt hai Định Vô Sắc. Như vậy, Ngài và hai vị Bà La Môn ấy đã làm cách gì để nhập định? Ắt hẳn là pháp An Trú Chánh Niệm Trước Mặt! Thế nhưng Đức Phật dường như không dùng pháp này để chứng đạo ở cội bồ đề, kinh văn chỉ ghi rằng Ngài nhập từ Sơ đến Tứ Thiền, không nhắc đến Vô Sắc. Suy ra hệ thống thiền này khác với Bà La Môn (Bà La Môn dùng 4 thiền Hữu Sắc và 4 thiền Vô Sắc còn Đức Phật nhập 4 thiền này ắt hẳn không liên quan đến 8 tầng thiền của Bà La Môn). Tuy nhiên khi tu xong, Đức Phật không hề bác bỏ hệ thống thiền của Bà La Môn, Ngài nhận định hai vị thầy ngày xưa của mình là hai người dễ tu nhất, điều đó chứng tỏ việc nhập các định Vô Sắc không phải là vô ích!
    Trong tạng Nikaya chúng ta thấy rất nhiều lần nhắc đến định Vô Sắc và các định Hữu Sắc, chứng tỏ pháp An Trú Chánh Niệm Trước Mặt tuy là của Bà La Môn nhưng đã được Đức Phật khai thác để thực hiện con đường giải thoát cho đệ tử. Đó là PHƯƠNG TIỆN để thực hiện giải thoát.
    Đạo Bà La Môn có các Thần Brahma, Vishnu, Shiva đều có các "đàn pháp", họ cũng có thần chú gần giống như Mật Tông Tây Tạng. Chúng ta có thể nhận định rằng Mật Tông là sự lai tạp, biến hoá của những phái này, nhưng cũng có thể đó là một sự khai thác của chính Đức Phật, Ngài đã khai thác mọi mặt của đời sống nhưng dù cách gì cũng quay về sự giải thoát mà thôi.
    Kinh Pháp Hoa, Đức Phật có nói rằng dù cách gì đi nữa thì vẫn chung là Phật Thừa, dù Ngài có nói cách này cách kia cũng chỉ là để dẫn dắt chúng đệ tử giải thoát.
    Đó là về phương diện lịch sử, 2500 quá xa nhưng khi liên kết các sự kiện lại, các dấu vết vẫn còn. Đúng thật có những bài kinh mạo danh, nhưng việc gạch tên Đại Thừa ra khỏi Đạo Phật thì liệu có đúng không?

    Và vì sao trong tạng Nikaya không có pháp môn niệm Phật hay tụng chú? Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, tăng đoàn đã chia rẽ, Đại Chúng Bộ và Thượng Toạ Bộ mâu thuẫn nhau, ắt hẳn sự kết tập kinh điển cũng phân hoá từ đây. Như vậy việc kết tập thiếu hay chia rẽ nội dung là có thể xảy ra, vì vậy phủ nhận Đại Thừa có lẽ là quá vội vàng.

    Trả lờiXóa
  3. Con người có 5 uẩn. Sắc uẩn và hệ thống của nó gồm 6 căn tương ứng 6 trần. Tưởng uẩn và hệ thống của nó gồm 6 trần tưởng. Thọ uẩn và hành uẩn là hai uẩn đi chung với nhau. Thức uẩn là cái biết, nếu nó đặt tại sắc uẩn thì gọi là sắc thức, đặt tại tưởng uẩn là tưởng thức, đặt tại thọ uẩn là thọ thức (hay thức thức). Nỗi khổ con người kết tập tại 5 uẩn, do đó để giải thoát thì phải giải quyết tại 5 uẩn này cho nên làm việc với tưởng uẩn không phải là xa lạ trong con đường tu tập.
    - An Trú Chánh Niệm Trước Mặt là pháp làm việc với tưởng uẩn, làm cho người quán tưởng nhập vào định diệt tầm tứ.
    - Nhị Thiền của Đức Phật ở cội Bồ Đề là định Tưởng. Tầm tứ diệt, tức là sự hoạt động của 6 căn diệt, cái biết của sắc uẩn (sắc thức) diệt, thì cái biết ở thiền này là tưởng thức.
    - Các đàn pháp Mật Tông cũng là định tưởng.
    - Các cung trời, địa ngục,... cũng là những hiện tượng được biết qua tưởng uẩn.
    Như vậy, làm việc với tưởng uẩn là một giai đoạn không thể thiếu trong tu tập. Thực tế, con đường tu tập đi từ nông đến sâu là Sắc --> tưởng --> thọ hành. Vượt qua tưởng rồi đến cảm thọ, vượt cảm thọ rồi mới giải thoát. Nếu vội vàng bác bỏ định tưởng liệu có đúng không? Nếu không đi qua tưởng thì làm sao đi đến cảm thọ? Đức Phật không nhập Nhị Thiền thì làm sao nhập được Tam Thiền? Tứ Thiền?
    Định tưởng nếu dùng đúng thì nó sẽ đưa đến giải thoát, còn không thì nó là một pháp thế gian. Chớ hễ cứ thấy nó là bác bỏ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn Trọng Tin,

      Rất ngưỡng mộ và cảm ơn sự giải thích về Tưởng Uẩn của bạn.  Mình không phải là người tu chứng nên chỉ mượn kiến thức và tài liệu của những vị tu hành khác để giải thích cùng bạn.  Đường Về Xứ Phật Tập 2 của hòa thượng Thích Thông Lạc có nói về những tầng thiền này.  Và đây là cách hiểu của mình:

      Nhị Thiền là Tầm Tứ diệt, tức là sự hoạt động của 6 căn diệt và Ý Thức cũng diệt, nhưng Tưởng Thức vẫn còn.  Cái biết ở thiền này vẫn là Tưởng Thức.  Đồng ý với bạn về điểm này.  Nhưng không có nghĩa là người tu cần phải dùng phương pháp phát triển Tưởng Thức để đạt được Nhị Thiền.  Ngược lại, quá trình tu tập là tiêu diệt từng cái một, kể cả Tưởng Thức.  Có nghĩa là do quá trình tu tập giữ giới và gội rửa Tham Sân Si, qua những pháp Ly Dục và Ly Bất Thiện Pháp, hành giả có thể vào Nhị Thiền.  Tại đây vẫn còn Tưởng Thức.  Lên Tam Thiền vẫn còn Hỷ Tưởng, tức là vẫn còn Tưởng Thức.  Cho đến khi xong hết Tứ Thiền thì Sắc Thức và Tưởng Thức mới được nghỉ ngơi và nhường sự hoạt động cho Tâm Thức hay Thức Uẩn.

      Nếu dùng Tưởng tu tập và phát triển Tưởng Thức thì làm sao tiêu diệt được Tưởng Thức hoàn toàn. Khi Tưởng Thức đã lớn mạnh làm sao diệt được nó để vào Tứ Thiền? Đó là chưa kể sự lớn mạnh của Tưởng Thức có thể gây ra những bệnh điên khùng.  Có phải là vô lý khi mục đích là Diệt Tưởng mà lại dùng Tưởng làm căn bản tu tập, thì làm sao Diệt Tưởng?

      Đó là những gì mình hiểu khi đọc tài liệu của Hòa Thượng Thông Lạc. Nếu bạn có cao kiến gì xin chỉ giáo.

      Trân Trọng.

      Xóa
    2. Chào bạn Chanh Ta, bạn nói giống như tôi từng suy nghĩ trước đây!
      Nói vắn tắt là như sau:
      Sống ly dục ly ác pháp nhập sơ thiền, rồi nhị, tam, tứ; là cách Đức Phật và Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã làm.
      Các Bà La Môn nhập vào định tưởng, họ không quán vô thường, khổ, vô ngã nên không giải thoát. Họ chỉ dùng định lực đó để phục vụ cho cái họ muốn, họ biết quá khứ vị lai, có thần thông...
      Đức Phật tận dụng định lực ấy của Bà La Môn để phục vụ cho giải thoát, cụ thể là ở Tứ Thiền Hữu Sắc (định diệt tầm tứ), hướng tâm quán vô thường, khi đó có thể nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định. Hoặc là đi vào Vô Sắc và quán vô thường cũng có thể thực hiện được.
      Tóm lại định tưởng chỉ là phương tiện hỗ trợ cho tu hành, tôi nghĩ nó hữu ích, và nó từng được Đức Phật khai thác.

      P/s: Ngài A Na Luật, bị mù, được Đức Phật chỉ cách nhập định tưởng để có thiên nhãn, sau này Ngài mới giải thoát.
      Điều này chứng tỏ con đường của định tưởng là hữu ích nếu biết sử dụng chứ không phải luôn "gây điên khùng, loạn thần".

      Xóa
    3. Chào bạn Trong tin!

      Có 2 điểm bạn đồng ý trong cách tu tập Phật Pháp:

      1. Cách của Trưởng Lão Thích Thông Lạc, sử dụng Giới Luật và Như Lý Tác Ý làm căn bản tu tập nhập các tầng thiền.  Thầy Thông Lạc vẫn cho phép dùng có một số rất ít đề mục Tưởng để tu tập, nhưng cách thức hoàn toàn khác hoasentrenda.

      2. Dùng Đề Mục nhập vào Định Tưởng, rồi lại dùng Quán Vô Thường, hay Tam Pháp Ấn vào Diệt Thọ Tưởng Định.

      Mình tạm gác qua cách 1 của Thầy Thông Lạc vì bạn đã đồng ý đây là cách tu của Đức Phật.

      Cách 2 là cách dùng Định Tưởng tu tập, có nói trong Thanh Tịnh Đạo, và bạn cho rằng hoasentrenda đang thực hiện cách này đúng hoàn toàn?

      Bạn nghĩ gì khi các cư sĩ Gạo Cội của hoasentrenda nhập Tứ Thiền và đi gặp chư Phật, Bồ Tát, lên xuống các cỏi.  Đó là Tưởng Thức hay là Thức Thức?  Họ tu tập mà cứ mong ngóng được thấy cái này, thấy cái kia qua Giấc Mơ, mong có ngày mở Màn Tivi, mà họ gọi là Tứ Thiền, để làm những chuyện thần kỳ cho cuộc sống.

      Theo bạn, câu niệm "Phật Tánh ở khắp mọi nơi mà sao tui không biết vậy cà" để Nhập Thánh, là một phương pháp ngắn gọn và thù thắng sao?  Theo mình, nó là một câu vô nghĩa.  Ban đầu niệm như là một nghi vấn, niệm hoài thì nó thành một cái máy niệm, tăng trưởng Tưởng Thức khi đang còn tỉnh táo, và như được biết trước sự chóng mặt sẽ đến.  Tưởng Thức tạo ra sự chóng mặt không mấy gì khó khăn.

      Cách vào Diệt Thọ Tưởng Định của hoasentrenda bằng cách vào được Tứ Thiền, tức là có Cái Thấy bằng màn Tivi (cái thấy này là Tưởng Thức??) rồi niệm "Khổ, Vô Thường, Vô Ngã".  Câu niệm này nó không có gì khác câu niệm "Phật Tánh ở khắp ...".  Như bạn nói, đến Tứ Thiền rồi Quán Vô Thường để vào Diệt Thọ Tưởng Định.  HSTĐ quán vô thường bằng câu Niệm khơi khơi như vậy sao?  Theo Thanh Tịnh Đạo, đoạn 120, "Phi tưởng phi phi tưởng xứ là điều kiện để chứng diệt thọ tưởng
      định.", nhưng Thanh Tịnh Đạo cũng không nói rõ ràng chi tiết cách Quán Vô Thường vào Diệt Thọ Tưởng Định. 

      Đó là cách hoasentrenda vào Diệt Thọ Tưởng Định.  Còn thực tế thì sao?  Các Nhí tu tập phương pháp này một số bị khùng, một số thì lơ ngơ mà trụ trì Tibu gọi là gom hết cho Đạo nên không được Đời.  Vậy thì Tỉnh Thức và Tỉnh Táo của Đạo Phật đâu mất rồi?  Càng tu thì càng Tỉnh Thức càng Thanh Tịnh, bạn có cảm nhận được sự Thanh Tịnh và Nhẹ Nhàng của họ khi gặp những người này không?  Riêng mình, họ như là những người đi trong mây đi trong gió, thần sắc mờ ảo như đồng như bóng.  Nói chuyện thì thích Phán hơn là mở cửa đàm thoại cho ra vấn đề.  Đa số những bậc Gạo Cội này đều có những hoàn cảnh khá tệ như bệnh tật hay bị Thấy tầm bậy tầm bạ (bị Tưởng Thức) từ trước.  Có lẽ điều này đã làm cho họ tu tập Tưởng Thức một cách dễ dàng.

      Pháp môn Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng Nhìn ra Đằng Trước Mặt cũng Niệm như hoasentrenda, cũng có Cái Thấy vào thế giới siêu hình như nhau.  Xin bạn cho vài suy nghĩ về sự giống nhau và khác nhau của hai Pháp Môn này.  http://www.chanhhayta.com/2018/11/cacphaptu.html

      Nếu bạn thấy có điểm nào sai trái, xem như hoasentrenda là một bằng chứng cho những pháp tu tà môn ngoại đạo.  Ở đây có thể xảy ra 2 vấn đề:  hoasentrenda tu tập sai cách An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt hoặc cách An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt chưa được khai thác rõ ràng?  Bạn nên gặp Cư Sĩ Anh Sơn tìm hiểu cho rõ hơn, hoặc gặp Cư Sĩ Ba Danh tìm hiểu cho rõ về phương pháp hoasentrenda.  Vị này được Tibu cho là 1 trong 3 vị Gạo Cội đầu tiên của hoasentrenda.

      Về chuyện của Tôn Giả A Na Luật bị mù mà giỏi thiên nhãn là do tu Định Tưởng.  Tài liệu sách vỡ tam sao thất bổn rất nhiều, những nhà luận và học giả viết rất nhiều về Phật Giáo.  Điều này không thể kiểm chứng được.  Mình cũng có thể suy luận rằng, Tôn Giả A Na Luật khi tu tập thành A La Hán rồi thì việc sự dụng Thiên Nhãn Thông là chuyện bình thường.

      Trân Trọng

      Xóa
    4. Theo tôi thì như vầy:
      Kinh Pháp Hoa tuy có vẻ bị chỉ trích là nhiều yếu tố phù phiếm, nhưng đại ý của nó thì không phù phiếm. Tóm gọn bộ kinh đó nói rằng: các pháp môn Đức Phật đề ra đều là phương tiện để dẫn đến Niết Bàn, trong đó có những pháp môn tưởng chừng như là những pháp môn lừa bịp (chẳng hạn nhưng pháp Niệm Phật, trì chú) nhưng nếu khéo dẫn dắt có thể về được Niết Bàn. Các vị A La Hán thời đó khi thấy Phật dạy các đệ tử sau này tu các pháp môn "lừa bịp", họ liền chỉ trích Phật, nghi ngờ Thầy của mình; vì thế Phật mới nói ra bài kinh Pháp Hoa để giải quyết mâu thuẫn này. Bài kinh này mở ra con đường Đại Thừa, tức là một người tu xong rồi tìm cách ở lại chỉ dạy người khác rồi cùng vào Niết Bàn (chứ không phải Đại Thừa là hô biến phép màu cho người khác). Bài kinh phân tích Đại Thừa và Nhị Thừa khác nhau chỗ số người vào Niết Bàn mà thôi, còn sự giải thoát thì như nhau. Đó là lý do tại sao tôi không bài bác các đàn pháp hay tịnh độ, bởi vì tôi nghĩ đó là phương tiện để "chiêu dụ" con người, linh hoạt áp dụng cách thức tu tập cho phù hợp chứ không mang tính phục vụ ham muốn có một thế giới nhiệm mầu.

      Về phần cách nhập DTTĐ, tôi chỉ ghi nhận chứ chưa dám bàn (do chưa trải nghiệm). Nhưng theo tôi nghĩ với trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc, với thần thông tưởng thì cái nhìn về nhân quả sẽ sâu sắc hơn ở trạng thái không có định. Còn kỹ thuật đọc các câu "Phật tánh khắp nơi...", khi ở trạng thái không có định thì sẽ vô nghĩa, nhưng ở định diệt tầm tứ thì sẽ hiểu rõ.

      Theo tôi nghĩ hstđ đã khai thác hoàn hảo định tưởng, hstđ nhắc nhiều đến vô thường, khổ, vô ngã, chứ không phải là trường phái luyện thần thông ; khác với Thanh Hải vốn nhập định tưởng để phục vụ cho ham muốn.

      Xóa
  4. Con người khi dùng mắt để thấy một vật, thì đó là Sắc uẩn thấy, khi thấy vật đó rồi thì hình ảnh đó lưu lại bởi Tưởng uẩn. Khi chủ động nhớ lại, hồi tưởng lại thì hình ảnh vật đó được tưởng uẩn tạo ra, chúng ta thấy biết hình ảnh đó như thấy thật ngoài đời.
    Tôi là người Việt Nam, tôi không biết tiếng Pháp. Khi người Pháp đến cai trị tôi thời xa xưa, họ đem qua những thứ tôi chưa thấy bao giờ. Họ dùng một cục trắng trắng, chà vào nước tạo ra bọt để tắm, họ gọi là xa-pong xa-peng gì đó tôi không rõ, họ tặng tôi một cục. Tôi liền đem về cho vợ xem, tôi tạm gọi đó là "cục tắm". Kể từ đó về sau hễ nói "cục tắm" thì biết là nói về cái gì.
    Ví dụ trên là ví dụ về tưởng uẩn và sắc uẩn. Cái thấy thông thường của chúng ta với thế giới xung quanh được biết qua sắc uẩn, giống như ngôn ngữ tiếng Việt bình dân thời xưa. Khi muốn mô tả một cái gì đó từ trước giờ chưa bao giờ thấy thì sao? Chúng ta phải dùng tạm những từ ngữ sẵn có để nói, đó là từ "cục tắm". Cũng vậy, để hiểu một cái gì đó ngoài tầm cảm nhận của sắc uẩn thì tưởng uẩn phải mượn những hình ảnh của sắc uẩn để hiểu. Từ đó mà có cảnh thần tiên, địa ngục,...
    Như vậy tóm lại cảnh giới đó có thật không? Nếu nói không, thì nên hiểu rằng cảnh giới ấy không có thật bằng xương bằng thịt như con người chúng ta. Nếu nói có, thì nên hiểu rằng trạng thái ấy cũng ghê rợn, khổ sở giống như những con quỷ, những hình phạt dã man mà tưởng uẩn chúng ta thấy được.
    Tóm lại tưởng tri là cái biết thông qua tưởng uẩn, nó giúp con người thông hiểu thế giới rộng lớn hơn, sâu sắc hơn cái thấy qua sắc uẩn. Không nên nghĩ tưởng uẩn là đồ tưởng tượng mà bác bỏ vội vàng!

    Trả lờiXóa
  5. Chào bạn Trong Tin!

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ nhận xét trong đề tài này.

    Theo thiển ý, việc nghiên cứu Phật Pháp là một chuyện khó. Vì rất là khó nên mọi chi tiết nên rất rõ ràng và cẩn thận, không thể tự nói theo ý của mình khi mình chưa là Bậc Đắc Đạo. Cũng như khi trình bày một đề tài hay luận án, tất cả kiến thức học được từ đâu từ nơi nào đều được ghi ra rõ ràng. Những trích dẫn nên có nguồn gốc cho người đọc có thể kiểm chứng. Đó là qui tắc thông thường.

    Việc giải thích Ngũ Uẩn của bạn không rõ nguồn gốc và trích dẫn từ đâu nên mình không thể đi sâu vào nhận xét của bạn. Với nhiều hệ thống kinh sách Đại Thừa và Nguyên Thủy lẫn lộn, mình có thể tìm rất nhiều tài liệu chứng mình hệ Nguyên Thủy là đúng, và bạn cũng có thể làm ngược lại để chứng mình hệ Đại Thừa là đúng.  Sự tranh luận này sẽ không có hồi kết thúc.

    hoasentrenda cũng như Thanh Hải Vô Thượng Sư và những pháp môn ưa chuộng thế giới siêu hình, luôn phô trương những Thần Thông bên kia thế giới siêu hình, nhưng chẳng làm gì được trong thế giới thực tế mà ngược lại còn mang lại cho các Nhí những căn bệnh Khùng đau khổ.
    Thế Giới siêu hình không thể kiểm chứng được, nhưng những bệnh án vô ra bệnh viện tâm thần có thể kiểm chứng dễ dàng chứ bạn?

    Bạn hãy thử hỏi những vị đắc đạo hoasentrenda xem họ có thể thực hiện những trò Ngũ Thông trong thế giới thực tế như những gì mà kinh sách đã nói không? Cũng biết rằng Tưởng Thức Lực vẫn có thể làm được những chuyện thần thông, nhưng mình cũng từng là thành viên hoasentrenda, mình biết rõ họ không làm được. Đại Thừa của hoasentrenda chỉ là những cái thấy tưởng tượng hay còn gọi là Tưởng Thức ở bên kia thê giới và chẳng thể nào kiểm chứng trong thế giới thực tế được được. Nếu đại thừa như vậy thì những kẻ buôn thần bán thánh sẽ có đất dụng võ lôi kéo những kẻ thích Thần Quyền và những người Ngây Thơ không động não nghiên cứu Phật Pháp.

    Đại Thừa có lẻ đúng như cái nghĩa của nó là lôi kéo rất đông người từ mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể thực hành đại thừa được. Niệm phật có thể đắc đạo thì em bé 3 tuổi biết nói cũng làm được. Nhưng khi đụng tới Kinh điển Nguyên Thủy thì phải nghiên cứu tìm hiểu không đơn giản chút nào và kết quả chỉ được lợi lạc cho cái Tâm, trong khi đó Đại Thừa hứa hẹn đủ điều từ Tâm cho tới Đời, tất cả đều thù thắng nên ai mà chẳng ham thích.

    Chánh-hay-Tà đi ra từ hoasentrenda nên rất rõ Tibu và hoasentrenda không phải là Phật Pháp Chân Chánh. Đó là mục đích duy nhất của trang web này hy vọng giúp được ai đó không lạc vào tà pháp uổng phí cuộc đời tu hành.

    Trân Trọng

    Trả lờiXóa
  6. Thấy bạn Trọng tin nguyễn trả lời rất hay và công tâm dấy chứ ad .mình cũng từng tham gia hoasentrenda cung ko dám khẳng định là chanh hay ta nhưng it nhất thay dc trụ trì Tibu la người co tầm hiểu biết rất rộng trong nhiêu lĩnh vực cuộc sông và ko tham lợi lộc gì cả .còn ve tu vi như nào minh ko dám ban vì trình đô còn quá kém để có thể dưa ra nhân định rieng .moi moi người cùng nhau cho y kien lâp luận .vì ban than mình thấy hoasentrenda cung có rât nhieu cái hay và thiết thực ma chua thấy nơi nào đua ra dc nhu the .rat la hiem co nhung nếu la tà ko phải chánh thì thưc sư đung là Phat phap vô biên

    Trả lờiXóa
  7. Chào bạn Uknown!

    Rất đồng ý với bạn về sự nhận xét công tâm và rất hay của bạn Trọng Tin Nguyễn. Vị này có sự nghiên cứu sâu xa hơn những người mình biết ở hoasentrenda. Nhưng tất cả sự đàm luận hữu ích đều nên có nguồn gốc sẽ đỡ mất thời giờ và đi thẳng vào vấn đề. Sự phân tích của bạn Tin rất rõ ràng về Tưởng Uẩn và thế giới Tưởng Tri. Bạn Tin vẫn chấp nhận thế giới Tưởng Tri là phương tiện cứu cánh. Minh hơi thất vọng chỗ này nên nếu bạn ấy cho biết rõ nguồn gốc sự hiểu biết của bạn ấy, mình sẽ đi vào nghiên cứu sâu hơn.

    Nếu nói về những cái hay và thiết thực thì hầu như đạo nào cũng có như đạo Thanh Hải, đạo Vô vi, v.v... Tất cả đều có cái hay cả, nhưng mục đích là tìm hiểu là Đạo Phật Chân Chánh, chứ không phải tìm những điều hay ho và thú vị. Điều này những đạo Bà La Môn đã làm từ trước thời Đức Phật. Nếu không cẩn thận, chúng ta chỉ là những con thiêu thân bay vào nơi có ánh sáng (những điều hay ho và thú vị) và rồi chết lầm trong sự tin tưởng của riêng mỗi người.

    Nói về tham lợi lộc, chẳng có đạo nào cho chúng ta biết là họ tham lợi lộc và tiền bạc cả. Làm vậy rất lộ liễu và mọi người sẽ tránh ra, nhưng họ có thể dùng những bài pháp khuyến khích Cúng Dường bậc tu chứng sẽ được Phước Báu, tự khắc sẽ có khối người đứng xếp hàng để được Cúng Dường để mong Giải Nghiệp, Tăng Phước Báu, được Sung Sướng Hạnh Phúc. Họ còn dạy Cúng Dường xong rồi thì Không Nhớ, Không Nhắc, và Không Tính, thì đó mới là Ba La Mật.
    Không biết Ba La Mật hay bị Dập Mật khi những người dốc gia tài Cúng Dường, rồi gây thê thảm cho gia đình, như chúng ta vẫn thường nghe trên Báo, Đài. Sự Cúng Dường này là phong cách của hầu hết các trường phái Đại Thừa. Bạn có thể hỏi hoasentrenda về sự Cúng Dường của hoasentrenda như thế nào để hiểu rõ hơn.

    Muốn biết Chánh hay Tà, bạn cứ nhìn vào thực tế của những người tu này. Họ không trang bị kiến thức Phật Pháp vững chải và rõ ràng nên nghe theo Tibu một cách vô điều kiện. Còn những người tu tập một thời gian thì ngơ ngơ, ngáo ngáo, quên trước quên sau, thần thái như người cỏi trên, do sống trong Tưởng Thức nhiều quá. Nhìn họ không thấy được sự Tỉnh Táo (Tỉnh Thức) và Nhẹ Nhàng. Nặng hơn là những căn bệnh khùng như các Nhí. Nói chuyện thì thích phán và luôn cho là họ đúng hoàn toàn vì họ có sự tin tưởng quá mạnh. Họ nói nhiều về Thần Thông, nhưng Thần Thông Thực Tế thì không làm được.

    Không biết có phải là thời Mạt Pháp, nhưng thời gian này rất là nhiều đạo nổi lên với nhiều sự thay đổi trong Giới Luật mà vẫn tự cho là Đạo Phật. Hy vọng là bạn chọn được con đường an toàn tu tập. Thà rằng sống làm người tốt còn hơn góp tay phát triển Tà Ma Ngoại Đạo, lảnh quả khổ cho kiếp tương lai.

    Trân Trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các hiểu biết về Tưởng Uẩn mà tôi đã ghi ra trước đó thì có nhiều nguồn gốc:
      - Các clip, đoạn ghi âm của Trưởng Lão Thích Thông Lạc tôi đã nghe rất kỹ lưỡng.
      - Kinh nghiệm đút kết từ kỹ thuật An trú chánh niệm trước mặt, từ định tưởng mà tôi đã nhập được (dù chưa sâu, thời gian cũng ngắn).
      - Kinh nghiệm khi tôi thực hiện phép xả tâm bằng định niệm hơi thở, quán vô lậu.
      - Kiến thức về tâm thần học tôi được học.
      - Kiến thức y khoa tôi nghiên cứu.

      Tôi không chấp nhận thế giới Tưởng Tri là phương tiện cứu cánh. Bởi vì:
      - Nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì mới gọi là tu xong. Diệt Thọ Tưởng Định là trạng thái Thọ, Tưởng và Hành ngưng hoạt động, chỉ còn Thức Uẩn luôn luôn im lặng. Thức Uẩn này nó sẽ ra lệnh diệt chính nó khi Vị này muốn nhập Niết Bàn.
      - Công thức vào Diệt Thọ Tưởng Định được ghi ở tạng Nikaya, hoasentrenda, Thanh tịnh đạo. Các vị ở hoasentrenda là những người tuyên bố nhập được định này. Định Tưởng là phương tiện chứ không phải cứu cánh.

      Đại loại là vậy. Còn chuyện cõi trời, địa ngục có thật không? Thì tôi nghĩ nên gác lại. Vì khi tu xong tự nhiên sẽ biết.

      Xóa
    2. Kiến thức tu học của bạn khá dồi dào.  Kiến thức này nếu đối chiếu với thực tế đều đúng như kinh sách thì thật là tuyệt vời, và chúng ta sẽ không phải mất nhiều thời gian tìm hiểu vì có người đã tìm ra.  Hiện tại, bạn và tôi chỉ là những người đang tin theo một pháp môn nào đó dựa vào những kiến thức mà chúng ta thu thập được.  Nhưng còn một điều chúng ta cũng nên thu thập là nên đối chiếu Thực Tế có thật như vậy không.

      Bạn tin hoasentrenda là một phương pháp đúng đắn?  Điều gì khiến bạn tin chắc như vậy?  Dựa vào kiến thức Kinh Sách?  Còn phần thực tế bạn có tìm hiểu chưa?

      Bạn tin Thầy Thông Lạc là A La Hán nhưng bạn tập một thời gian lại không theo nữa.   Điều gì khiến bạn thay đổi ý định?

      Trân Trọng

      Xóa
    3. Về hstđ, tôi thấy hoàn toàn ăn khớp với kinh sách Nguyên Thuỷ, về phần đàn pháp và tịnh độ là cái không có trong kinh Nguyên Thuỷ nhưng thực tế không phản lại kinh Nguyên Thuỷ. Do đó tôi không thể bác bỏ được hstđ, dù gì những gì hstđ viết ra là không vay mượn, nhai lại ở đâu hết; nên nơi đây là nơi đáng quan tâm và cần suy nghĩ kỹ.

      Về Trưởng Lão Thích Thông Lạc, ngày trước tôi có tự tập pháp của thầy ở nhà và thấy đúng như những gì thầy mô tả. Tiếc là hoàn cảnh chưa đủ duyên, không có chỗ tu, tôi buộc lòng phải phá độc cư, tôi cũng tự thừa nhận rằng mình còn tham sân si quá nên khó bề tu nổi nên tạm gác lại.
      Về Trưởng Lão, tôi ước gì được gặp Ngài để trực tiếp hỏi pháp Ngài, hỏi cho ra đầu đuôi, tiếc là Ngài đã nhập diệt, tôi chưa được gặp Ngài bao giờ!

      Tóm lại, tôi là người đứng giữa, tôi luôn cố gắng ghi nhận công tâm nhất có thể, dựa vào nhiều tài liệu, suy luận để bám sát vào lịch sử. Tôi không ủng hộ hstđ một cách cuồng tín, nhưng tôi thấy được rằng hstđ có những điều mà chúng ta khó bác bỏ được, cần phải suy xét lại.

      Xóa
    4. Về việc Nhí bị khùng, tôi mới biết điều này, nhưng tôi nghĩ khùng có nhiều nguyên nhân:
      - Do tu sai
      - Do gánh nghiệp của người khác.
      Do tu sai thì dễ hiểu rồi, tu sai có thể do pháp môn sai hoặc do người tập tập sai. Nếu người tập tập sai thì không thể trách pháp môn được. Nhí là người tập giỏi nên có khả năng pháp môn này sai? Nhưng hãy nhìn xem ngoài Nhí này ra còn nhiều người trên hstđ tập giỏi mà không hề khùng, như vậy thì khoan hãy khẳng định do pháp môn sai.

      Do gánh nghiệp, tức là đối với người đã thoát ra khỏi nhân quả, thay vì họ thoát luôn thì họ lại quay ngược lại gánh nghiệp cho những người còn lại với một mục đích duy nhất đó là chỉ dạy pháp giải thoát cho họ. Trong đó, chữa bệnh cho họ cũng là cách giúp họ có niềm tin hơn, để rồi họ phát tâm tu hành. Mục đích của việc gánh nghiệp là thế, chứ k phải làm trâu bò chịu đòn mãi mãi cho người ta.

      Lý của hstđ về chuyện này là thế. Vì vậy các vị Độc Giác khi đã chứng đạo họ không hiểu được tại sao đã sắp vô Niết Bàn giải thoát rồi mà còn không chịu vô, mà lại đi ở lại thế gian mà gánh nghiệp?!

      Tôi đã nói hết ý về hstđ và Đại Thừa mà tôi biết. Tóm lại là tôi cũng như bạn, đều chưa tu xong nên không nên vội vàng phán xét. Tôi thấy hstđ có căn cứ, tôi chọn và tu theo.
      Còn bạn thấy pháp môn của thầy Thông Lạc đúng hơn, thì bạn chọn.

      Trình độ tâm linh tôi chỉ có thế, tôi cần có thời gian tu tập để tốt hơn nữa.
      Nếu có gì hay về hstđ, về cô Trang, về Nhí,... mong bạn tiếp tục chia sẻ một cách công tâm nhất có thể.
      Cảm ơn!

      Xóa
    5. Mời bạn vào Diễn Đàn đăng bài tiện hơn.

      Xóa
  8. Cúng dường ở hoasentrenda thì mình ko biết và co hỏi thì chắc chả ai nói hết .chỉ cảm nhận vậy qua trụ trì và các đệ tử thôi .
    Còn về thần thong ở hoasentrenda thì mình cũng ko dam chắc là đúng hay không vì chỉ là mô ta qua loi nói ko găp trực tiêp sao biet dc chac ad cũng chưa gap ho bao gio .huống hô như minh cung chua gặp ai thi triên than thong ngoai đời cả cũng chi la trong sách ma thôi.ko có kiem chứng đc cũng như hoasentrenda vậy nen cũng ko thể khẳng định là ho noi phet đc .nguyen nhân ko triển khai thần thong trong thế giới thực thi trên hoasentrenda cũng co giải thích nhieu rồi mong ad bàn về cai cách mà họ giai thich ây đung sai thê nào thì hay hơn

    Trả lờiXóa
  9. Như đã nói, mình biết và nghe kể lại về hoasentrenda nhiều và rất nhiều hơn những gì viết lên đây. Những gì viết lên đây đều có nguồn gốc cho quý bạn kiểm tra. Mục đích cho quý bạn biết hoasentrenda không phải là Chánh Pháp. Nếu viết ra tất cả những chi tiết sẽ không tốt và ảnh hưởng tới rất nhiều người khác. Họ cũng là những người tội nghiệp chưa rõ Chánh Tà, vì đã tin tưởng rồi nên khó dứt ra lắm, cũng như những người theo Thanh Hải, họ không dễ dàng gì dứt ra, huống gì trụ trì Tibu "phát minh" ra vấn đề Vượt Pháp để hù dọa những tâm hồn yếu đuối này, càng khó hơn nữa.

    Ngôn Hành nên đi đôi với nhau. Có nghĩa là nếu Tibu nói về Thần Thông thì nên thực hiện chuyện Thần Thông. Còn không nói về Thần Thông thì không cần thực hiện chuyện Thần Thông. Chuyện Thần Thông của hoasentrenda chỉ xoay quanh về Cái Thấy, và theo mình hiểu, Cái Thấy này là do Tưởng Thức Lực tạo ra. Bạn có thể đọc ở đây:

    http://www.chanhhayta.com/2018/10/thien-nhan.html"

    Trân Trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thanh Hải theo tôi biết thì hình như bà ấy từng học phep tu của một người Ấn Độ, sau đó bà ấy đem pháp này về Việt Nam truyền đạo.
      Kỹ thuật quán tưởng là kỹ thuật được Bà La Môn sử dụng rất nhiều, bên cạnh đó có Mật Tông Tây Tạng.
      Nhưng trong kỹ thuật đó có thành công có thất bại. Thành công thì nhập được định Diệt Tầm Tứ, thất bại thì không diệt được hoàn toàn mà bị các dục chi phối (hệ thống trời Dục Giới).
      Thần Thông trong định Diệt Tầm Tứ thuộc tưởng uẩn. Khi con người ngủ, tầm tứ diệt nhưng tâm còn tham sân si nên mới nằm mơ. Con người đang trong giai đoạn ly tham sân si thì không còn nằm mơ giấc mơ của dục nữa, ngược lại giấc mơ của họ là một sự im lặng. Khi họ muốn biết về một điều gì đó, họ tác ý và họ sẽ mơ về điều ấy. Đó là cơ chế chung của thần thông tưởng.
      Nếu họ tác ý về vô thường, khổ, vô ngã thì họ sẽ mơ về đề tài này, từ đó tri kiến sẽ rộng ra, họ sống ly dục từ đây.

      Xóa
  10. Chào quí vị !
    Hiện nay có 1 trường phái tu tập lấy chiêu bài nguyên thủy chỉ có hành tuệ quán,cái này nếu hành đúng thì khỏi bị đời sống chi phối nhưng về tâm linh thì khó mà đạt được.Thường 100 vị theo pháp này thì 99,5 vị chỉ có luận tuệ và văn tuệ (có nghĩa là nói theo sách vở và suy luận) rồi đi giảng pháp,chứ thực tế con mắt thịt muốn nhìn rõ vô thường thì gần như không thể.Với năng lực yếu kém một số vị lấy chiêu bài đả phá thiền an chỉ định là tà đạo để lấp liếm cái yếu kém của bạn thân.
    Phật hành tuệ quán với tam pháp ấn sau khi đã thuần thục an chỉ định là điều không thể phủ nhận được.
    Chúc quí vị có nhiều lợi lạc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chánh-hay-Tà làm nhiệm vụ chỉ ra những điểm sai lầm của hoasentrenda với bằng chứng rõ ràng và cụ thể. Chúng tôi chẳng có luận tuệ hay văn tuệ gì cả. Chúng tôi chui ra từ bóng tối hoasenternda và chúng tôi có nhiệm vụ nói lên Sự Thật. Chúng tôi không hề có ý định Giảng Pháp cho ai cả. Chúng tôi trích dẫn những phương pháp tu khác để chứng minh sự tai hại của hoasentrenda.

      Một trong những Bằng Chứng rõ nhất là các Nhí bị khùng qua đoạn ghi âm đặc biệt ở đây:
      Nhí Bị Khùng

      Trân Trọng

      Xóa
    2. Bạn hiểu sai ý rồi đó.
      Mình không giống ông thầy tibu đâu.
      Ông tibu đã hành sai từ bước đầu tiên là CÁCH AN TRÚ CHÁNH NIỆM.vì vậy mới không thể vào được cảnh giới của chánh định,nên cái tưởng của hstd là tưởng dục giới.
      * Thiền quán dùng pháp ấn VÔ THƯỜNG vậy mấy ai thấy được sự sinh diệt như nó đang là? Cho nên Thiền quán cũng dùng tưởng để định tâm mà thôi.
      Chúc bạn vui vẻ.

      Xóa
    3. Xin lỗi bạn Unknown vì đã hiểu sai ý bạn. Một con sâu làm rầu nồi canh. Mình đã dị ứng với hoasentrenda nên không hiểu rõ ràng bài của bạn. Cũng cần nói thêm, phương pháp hoasentrenda rất gần và phù hợp Thiền An Chỉ Định, hay còn gọi là Thiền Chỉ. Chỉ có khác là không dùng Đề Mục làm đối tượng tu tập và quán sát tâm mà chuyển đề mục qua Cái Thấy hay còn gọi là Màn Tivi để thâm nhập vào cõi giới siêu hình và mê đắm trong cỏi ảo tưởng này. Đây có thể là Tưởng Dục Giới mà bạn nói đến.

      Trân Trọng.

      Xóa
  11. Có lẽ phải lên tiếng để nói lên những nhận xét khách quan và những gì đã chứng thực rồi. Nếu xét theo tiêu chuẩn Phật Đạo,giữ giới luật..thì HSTĐ không phải là chánh phật Pháp. Vì rất nhiều vấn đề.

    Trả lờiXóa
  12. HSTĐ có lẽ đặc trưng là giống Các Vị Thần Hi Lạp thì đúng hơn , hẳn là sẽ có "hóa Thân" của
    Aphrodite Aφροδίτη (Aphroditē) Nữ thần của tình yêu và sắc đẹp.hay là có cả Eros Amor Ερος Thần tình yêu Thần của tình yêu và ham muốn tình dục. vậy mà đi ra rả là giữ giới,chánh pháp hơn cả Thien hay rat nhieu tap the dang giu gioi tinh nghiem thif khong phai.

    Trả lờiXóa
  13. Mời quý bạn ghé vào Diễn Đàn nhỏ này. Đây là một diễn đàn đơn giản, tiện cho việc đàm luận với nhau. Việc trao đổi trên Trang Chủ có phần hơi khó khăn. Quý bạn có thể sử dụng nơi này như một sân chơi để đàm luận.

    Chúc quý bạn đàm luận vui vẻ.

    Chánh-hay-Tà

    Trả lờiXóa

Được tạo bởi Blogger.